Giữ ưu đãi hiện hành có còn phù hợp ?útFDIthếnàosauđánhthuếtốithiểutoàncầcontent marketing
Quốc hội khóa XV đang xem xét để thông qua dự thảo Nghị quyết về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp (DN) bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu. Dự thảo nghị quyết cho rằng việc áp dụng các quy định về thuế tối thiểu toàn cầu sẽ mang lại cho VN cơ hội tăng nguồn thu ngân sách nhà nước từ phần thu thuế bổ sung; tăng cường hội nhập quốc tế; cũng như hạn chế được hiện tượng trốn thuế, tránh thuế, chuyển giá, chuyển lợi nhuận. Chính phủ đã đưa ra những đánh giá tác động nói trên từ sự tính toán dựa trên số liệu quyết toán thuế thu nhập DN năm 2022 và dự kiến có khoảng 122 tập đoàn đầu tư nước ngoài sẽ thuộc diện điều chỉnh của nghị quyết với tổng số thuế thu nhập DN nộp bổ sung là 14.600 tỉ đồng.
Đặc biệt, tại tờ trình gửi Quốc hội, cơ quan soạn thảo tiếp tục "giữ nguyên các chính sách ưu đãi hiện hành áp dụng cho các DN không thuộc đối tượng áp dụng của thuế tối thiểu toàn cầu". Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội đã nhất trí với quan điểm này, song đề nghị cần xác định đây chỉ là cách xử lý trong thời gian áp dụng tạm thời, trước khi sửa luật Thuế thu nhập DN.
Trao đổi vớiThanh Niên, các chuyên gia kinh tế - tài chính đều bày tỏ quan điểm ủng hộ VN giữ quyền đánh thuế bởi đó là quyền lợi và phù hợp với quy định, thông lệ quốc tế. Chuyên gia kinh tế thương mại, PGS-TS Nguyễn Thường Lạng, Trường ĐH Kinh tế quốc dân, cho rằng với những nhận thức về tình hình hiện tại cũng như tham khảo kinh nghiệm quốc tế, việc đưa ra nghị quyết là rất cần thiết. Tuy vậy, cần có báo cáo đánh giá tác động chi tiết, đầy đủ, sâu rộng hơn và nên được công bố rộng rãi để có thể hiểu đầy đủ tính khoa học, tính thực tiễn và tác động đến các đối tượng liên quan.
"Cần lưu ý là trong bối cảnh và xu thế mới về thực hiện thuế tối thiểu toàn cầu, việc tiếp tục duy trì hệ thống ưu đãi thuế thu nhập DN hiện hành là không phù hợp. Thậm chí không còn có tác dụng trên thực tế, nhưng lại làm giảm thu ngân sách rất lớn. Thế nên dự thảo nghị quyết giữ nguyên tắc các chính sách ưu đãi hiện hành vẫn áp dụng cho các DN không thuộc đối tượng áp dụng của thuế tối thiểu toàn cầu cần xem xét lại", ông Lạng lưu ý.
Trong quá khứ, rất nhiều nước, trong đó có VN đã quá coi trọng ưu đãi thuế. Thuế ưu đãi cần thiết nhưng không phải lúc nào cũng quan trọng nhất. Nên trao cho DN ưu đãi tài chính tương đương bao nhiêu phần trăm vốn họ đầu tư vào VN. Hoặc có cơ chế hỗ trợ không bằng tiền mặt, mà bằng hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực...
GS-TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội DN đầu tư nước ngoàiGS-TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội DN đầu tư nước ngoài, cũng bày tỏ băn khoăn về nhiều ý kiến khuyên nên giữ ưu đãi thuế lại cho các DN không nằm trong diện áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu. "Trong quá khứ, rất nhiều nước, trong đó có VN đã quá coi trọng ưu đãi thuế. Thuế ưu đãi cần thiết nhưng không phải lúc nào cũng quan trọng nhất. Nên trao cho DN ưu đãi tài chính tương đương bao nhiêu phần trăm vốn họ đầu tư vào VN. Hoặc có cơ chế hỗ trợ không bằng tiền mặt, mà bằng hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực...", ông Mại đề xuất.
Phát huy vai trò của các chính sách phi thuế
Câu hỏi lớn hiện nay là nếu đánh thuế tối thiểu, nghĩa là không còn ưu đãi thuế, thì VN sẽ thu hút đầu tư bằng gì. Dẫn lại việc Indonesia có cơ chế khuyến khích dự án xanh, đầu tư theo mô hình tuần hoàn, GS-TSKH Nguyễn Mại cho rằng trong môi trường toàn cầu hiện nay có rất nhiều sáng kiến có thể áp dụng. Nếu các bên cùng tham khảo kinh nghiệm quốc tế, không chỉ từ châu Âu mà cả các nước trong khu vực như Indonesia, Malaysia hay Thái Lan, chắc chắn cơ chế của chúng ta sẽ được nhiều nhà đầu tư hưởng ứng.
PGS-TS Phùng Đức Tùng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế Mekong, thì cho rằng thuế chỉ là một phần và không phải yếu tố quá quan trọng để nhà đầu tư quyết định đi hay ở trước một cơ hội đầu tư, nhất là với quốc gia có tỷ lệ dân số trẻ cao, nhu cầu tiêu thụ cũng cao như VN.
"Yếu tố giúp VN cạnh tranh thu hút đầu tư là phải có môi trường kinh doanh tốt. VN đang là thời kỳ dân số vàng, tầng lớp trung lưu tăng, tiềm năng tiêu dùng nội địa lớn… là một số lợi thế. VN cũng đang nỗ lực thu hút đầu tư vào ngành công nghiệp bán dẫn, nỗ lực tổ chức đào tạo để có nguồn nhân lực đủ lớn mạnh nhằm đáp ứng nhà đầu tư là lợi thế thứ hai. Tuy vậy, để hấp lực đầu tư, VN lại phải tiếp tục nhiều hơn trong cải cách các thủ tục hành chính, tạo cơ hội cho nhà đầu tư tiếp cận đất đai sạch, vào là xây được nhà máy luôn.
Các chính sách lưu ý sau khi có nghị quyết về thuế tối thiểu toàn cầu là nguồn nhân lực có tay nghề, chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, kinh tế tuần hoàn. Muốn vậy, các chính sách liên quan điện tái tạo phải được hoàn thành sớm. Từ sau khi có Quy hoạch điện 8 đến nay, nhiều cơ chế chính sách vẫn giậm chân tại chỗ, điều này ảnh hưởng đến kế hoạch của các nhà đầu tư. Bên cạnh đó, ưu đãi cho các dự án có chiến lược chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải; ưu đãi bằng hỗ trợ giá thuê đất, làm hạ tầng tốt, giảm phí logistics… đó mới là ưu đãi thiết thực và nhà đầu tư đang cần", PGS-TS Phùng Đức Tùng phân tích.
PGS-TS Nguyễn Thường Lạng cũng đồng tình cần phát huy vai trò của các công cụ phi thuế. Cụ thể, minh bạch hóa môi trường kinh doanh, giảm thiểu chi phí phi chính thức, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm chi phí giao dịch, cung cấp nguồn nhân lực trình độ cao, thuận lợi về điều kiện sống, làm việc và các điều kiện kinh doanh khác sao cho có lợi nhất cho nhà đầu tư.
Ông đề xuất: Cần sớm sửa luật Thuế thu nhập DN, ngoài việc đưa vào luật các quy định về thuế tối thiểu toàn cầu, Chính phủ cần nghiên cứu, cải cách hệ thống thuế suất và ưu đãi thuế một cách tổng thể và phù hợp, để có hướng xử lý về chính sách với các nhà đầu tư mới và bảo đảm hiệu quả thực tế của các ưu đãi thuế. Bên cạnh đó, xây dựng các quy định pháp lý rõ ràng hơn, tuân thủ các quy định và tập quán quốc tế, tạo mọi điều kiện thuận lợi, ổn định kinh tế vĩ mô như kiểm soát lạm phát; phát triển hạ tầng cơ sở, khuyến khích chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, đổi mới sáng tạo; quy hoạch đầu tư nước ngoài khoa học, hình thành khu công nghiệp đáp ứng tiêu chuẩn chuyển đổi xanh, giảm thiểu carbon, hướng tới phát thải ròng bằng 0 đến năm 2050 và chuyển đổi cơ cấu năng lượng, giảm năng lượng hóa thạch, tăng năng lượng mới...
Báo cáo đánh giá tác động dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc áp dụng thuế thu nhập DN bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu cho thấy có 619 tập đoàn đa quốc gia (khoảng 1.017 công ty thành viên tại VN) có doanh thu hợp nhất trong năm 2021 đạt khoảng 750 triệu euro trở lên, trong đó có 438 tập đoàn có một công ty thành viên tại VN và 181 tập đoàn có nhiều công ty thành viên tại VN (576 công ty thành viên). Số này là các DN chịu tác động của thuế tối thiểu toàn cầu.
Dựa trên số liệu quyết toán thuế thu nhập DN năm 2022, Tổng cục Thuế ước tính có khoảng 122 tập đoàn nước ngoài đầu tư vào VN chịu ảnh hưởng của thuế tối thiểu toàn cầu. Nếu các quốc gia khác đều áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu bắt đầu từ năm 2024, các quốc gia có công ty mẹ có thể được thu thêm phần thuế chênh lệch năm 2024 ước tính khoảng trên 14.600 tỉ đồng. Trong đó, riêng số thuế chênh lệch phải nộp ở Hàn Quốc năm 2024 lên tới hơn 10.700 tỉ đồng.